Theo nghiên cứu của Viện Y Dược học dân tộc TP. HCM, thành phần chính trong vắt mì chủ yếu là bột mì, dầu được sử dụng là dầu cọ có hàm lượng acid béo no (béo không có lợi) chiếm đến 49.3g/100g; acid béo không no (chất béo có lợi) chiếm 50.7g/100g và gói gia vị. Thành phần chủ yếu trong gói gia vị là muối, bột ngọt, đường. Vắt mì khô được tạo ra bằng phương pháp chiên (mì chiên), sử dụng dầu để chiên là loại không có lợi cho sức khỏe vì mì chiên có độ oxy hóa cao, loại mì này ngấm 15-20% lượng chất béo trong tổng trọng lượng mì. Trong khi đó mì không chiên được tạo ra từ việc sấy khô bằng không khí, mì không chiên ngấm 3% chất béo xấu.

Mì ăn liền có giá trị năng lượng cao, một gói mì ăn liền trung bình chứa chứa 56.13% chất bột đường (Carbohydrate); 35.66% chất béo (Lipid); 8.20% đạm (Protein). Có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 390kcal, chiếm 15% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Tuy nhiên, mì ăn liền chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Hơn nữa, lượng muối trung bình trong mỗi gói sản phẩm mì ăn liền khoảng 3-5g/gói, tương đối cao so với nhu cầu khuyến nghị cho 1 người trưởng thành ăn là 5g/ngày. Lượng muối trung bình trong gói chứa khoảng 4.3g, bao gồm muối trong gói gia vị 2.5g và trong sợi mì 1.8g.

LƯU Ý KHI ĂN MÌ GÓI

☝️ Mì gói chứa lượng muối khá lớn, nên những người cao tuổi (nữ>60 và nam>65 tuổi); bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ không nên ăn quá nhiều mì ăn liền, chỉ nên ăn tối đa 1-2 gói/ tuần.

✌️ Lựa chọn nhà sản xuất uy tín, đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của sản phẩm trên bao bì và tự nấu ăn để kiểm soát lượng gia vị trong gói gia vị kèm theo. Khuyến cáo sử dụng 1/3 -1/2 gói gia vị, có thể thêm hoặc không thêm các gói kèm theo, hạn chế húp hết nước súp.

👌 Thêm trứng hoặc thịt (gà, heo, bò…) và rau xanh để cân đối dinh dưỡng, sử dụng các gia vị không mặn khác (tiêu, ớt, chanh…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối. 

🖖 Không ăn mì gói thay thế cho bữa ăn thông thường, và không nên sử dụng mì gói làm bữa ăn phụ, vì lượng calo mì gói cung cấp rất lớn có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và không tốt cho sức khỏe.

Món ăn có thể thay thế mì gói có thể kể đến là canh bánh đa rau ngót thịt băm, vô cùng phù hợp cho bữa sáng và cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho 1 ngày học tập, làm việc hiệu quả 💪🏻💪🏻💪🏻

1 bát bánh đa (75g bánh đa, 100gr thịt băm, 100gr rau ngót) cung cấp 387Kcal ~ 1 gói Omachi, nhưng chỉ có 26g Carbs và có đến 22.6g Protein, 139mg Canxi, 224mg Photpho, 631mg Kali, ... và rất nhiều Vitamin khác như C, B1, B2, B5, B6, B12, PP, A, ...

Nguồn: Nguyễn Thị Hoàng Na – Viện Y Dược học dân tộc TP. HCM, Menumize tổng hợp