Sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn trước khi có sự trợ giúp của các nhân viên cứu hộ hay nhân viên y tế chuyên nghiệp. Việc thực hiện các biện pháp sơ cứu trong vài phút đầu tiên đúng hay không sẽ giúp người bị nạn được hồi phục hay chịu thương tật vĩnh viễn. Vậy nên mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình kiến thức cơ bản về sơ cứu để có thể giúp chính bản thân, người thân và những người xung quanh trong những trường hợp khẩn cấp.

Hộp sơ cứu là hộp đựng tất cả các vật dụng y tế cơ bản hỗ trợ sơ cứu khi cần thiết, mỗi gia đình nên trang bị ít nhất 1 hộp để sử dụng hằng ngày và có thể mang đi theo mỗi chuyến công tác, du lịch. Hộp sơ cứu cho gia đình không nên có quá nhiều đồ vì có thể sẽ rối khi mở. Dưới đây là 10 Dụng cụ sơ cứu cơ bản cần có trong hộp sơ cứu gia đình? 🚑🚑🚑:

1. Gạc cuộn (4 chiếc) dùng để buộc, cố định xương khớp, băng vết thương. Bạn có thể dùng chúng đặt lên đường đi của mạch máu để thực hiện băng ép cầm máu.

2. Gạc miếng vô trùng (3-5 gói) dùng để cầm máu, rửa, che phủ vết thương.

3. Băng chun (2 chiếc) dung để cầm máu, băng ép bất động, băng trong bong gân, trật khớp.

4. Băng dán cá nhân (10 chiếc) để dán vào các viết đứt, rách da nhỏ

5. Băng dính y tế (1 cuộn)

6. Panh, kéo, nhiệt kế (mỗi thứ 1 chiếc)

7. Găng tay, túi nilon

8. Sát trùng:

👉 Cồn rửa tay, nước rửa tay khô hoặc cồn 70 độ: sát trùng tay.

👉 Dung dịch povidone iodine 10% hoặc cồn 70 độ: sát trùng vết thương hở.

9. Thuốc:

💊 Nước muối sinh lý: rửa vết thương, rửa mắt.

💊 Thuốc bôi: kem kháng histamin, kem hydrocortisol 1% dùng trong các trường hợp côn trùng đốt, dị ứng ngoài da.

💊 Thuốc uống: Tùy theo gia đình có người bệnh mạn tính hoặc nguy cơ bệnh lý thường gặp mà có thể chuẩn bị thêm. Thông thường nhất là thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn.

10. Cẩm nang sơ cứu:

Bạn cần nhớ, khi xảy ra tình hướng khẩn cấp về y tế, việc không thể nhớ nổi việc gì cần làm trước tiên là chuyện hết sức bình thương. Vậy nên, có quyển cẩm nang bên cạnh sẽ giúp ích cho bạn và gia đình rất nhiều.

Một vài gợi ý:

❗ Đi biển dài ngày, người cơ địa dị ứng nên chuẩn bị thêm gói than hoạt tính đề phòng ngộ độc thức ăn (cá nóc,...), dị ứng hải sản

❗ VĐV thể thao, người làm việc trên cao, du lịch mạo hiểm nên chuẩn bị thêm bộ kẹp cố định cột sống cổ

Lưu ý:

🌡 Panh, nhíp, kéo cần được vệ sinh trước và sau khi tiếp xúc với vết thương hở. Tốt nhất là luộc trong nước sôi 5ph, nếu ko có đk thì dùng cồn sát trùng thay thế

🌡 Định kì kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc

🌡 Một số đồ có thể dùng lại như băng chun cần được giặt sạch phơi khô trước khi xếp lại vào hộp sơ cứu

Nguồn: Sách 3 phút sơ cứu, BS. Ngô Đức Hùng, GV bộ môn Hồi sức cấp cứu, ĐH Y Hà Nội

#menumize #firstaidkit #3phutsocuu #socuu